Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Và Môi Trường

Mã ngành: 8440302

  1. Mục tiêu đào tạo
  • Về kiến thức

Khung chương trình đáp ứng yêu cầu đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường theo chuẩn đầu ra bậc 7 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam (theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT và Quyết định số 1982/QĐ-TTg), bao gồm: có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của ngành Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường; Chương trình giảng dạy kết hợp giữa khoa học xã hội và tự nhiên, với các nghiên cứu thực tế về môi trường bao trùm nhiều lĩnh vực và kiến thức đa ngành như: chính sách, hành chính, kinh tế, sức khỏe môi trường hoặc nghề nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, cháy nổ, thực phẩm, và kỹ thuật môi trường.

  • Về kỹ năng

Nâng cao kỹ năng phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường; nắm được phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một số lĩnh vực của quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường; có thể vận dụng những kiến thức và phương pháp được trang bị vào hoạt động quản lý, điều hành, giảng dạy và nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường.

  • Về năng lực đầu ra

Người có bằng Thạc sĩ Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường có thể làm công tác giảng dạy và  nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu; làm cán bộ chuyên trách về quản lý an toàn và sức khỏe môi trường ở các doanh nghiệp; làm chuyên gia, tư vấn viên trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ, hóa chất, bảo vệ môi trườngcác ngành liên quan trong nhiều lĩnh vực sức khỏe, vệ sinh, an toàn, cháy nổ, thực phẩm, chất lượng, quản lý, tư vấn và các lĩnh vực liên quan.

Người có bằng Thạc sĩ Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường sẽ được dự tuyển đào tạo bậc Tiến sĩ ở các chuyên ngành môi trường trong và ngoài nước.

  1. Thời gian đào tạo

Chương trình đào tạo được thiết kế cho 2 năm học (4 học kỳ) với tiến độ học tập bình thường. Việc đăng ký học vượt, rút ngắn thời gian học sẽ do Hiệu trưởng quyết định và nếu được chấp nhận, chỉ được phép rút ngắn tối đa 1 học kỳ (tức tối thiểu phải theo học 1,5 năm).

  1. Đối tượng dự tuyển

Đối tượng dự tuyển là mọi công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, có đủ các điều kiện dự tuyển như quy định ở mục 4 bên dưới.

  1. Điều kiện dự tuyển

Các điều kiện dự tuyển theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể:

  • Về văn bằng
  1. a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường hoặc các ngành phù hợp như Khoa học Môi trường Công nghệ Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Môi trường.
  2. b) Người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần như Khoa học Trái đất, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Hóa học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y học cộng đồng,… phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
  • Nội dung kiến thức học bổ sung (tùy thuộc vào ngành gần)
  • Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
  • Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường hoặc các ngành phù hợp như: Khoa học Môi trường, Công nghệ Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Môi trường được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn Khoa học hoặc Công nghệ/Kỹ thuật môi trường kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập.
  • Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa
  • Tổng khối lượng kiến thức phải tích lũy trong chương trình là 63 tín chỉ (bao gồm 51 tín chỉ học phần và 12 tín chỉ luận văn tôt nghiệp).
  1. Các chuyên đề trong chương trình đào tạo
STT MÃ HỌC PHẦN TÊN HỌC PHẦN Tổng số
A. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 3
1 SK.KH 500 Triết học 3
B. PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 12
Các học phần bắt buộc 9
2 SK.KH 501 Cơ sở sức khỏe môi trường 3
3 SK.KH 502 Luật và Chính sách môi trường 3
4 SK.KH 503 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3
Các học phần tự chọn (chọn 3/9 tín chỉ) 3
5 SK.KH 504 Quan trắc môi trường 3
6 SK.KH 505 Độc học môi trường 3
7 SK.KH 506 Bảo tồn và phát triển bền vững 3
C. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 36
Các học phần bắt buộc 33
8 SK.KH 507 Vệ sinh và an toàn thực phẩm 3
9 SK.KH 508 Đánh giá rủi ro 3
10 SK.KH 509 Quản lý rủi ro 3
11 SK.KH 510 An toàn và Sức khỏe môi trường 3
12 SK.KH 511 Sức khỏe và An toàn lao động 3
13 SK.KH 512 Đánh giá công trình 3
14 SK.KH 513 Vệ sinh lao động 3
15 SK.KH 514 An toàn cháy nổ 3
16 SK.KH 515 Quản lý môi trường 3
17 SK.KH 516 Thực tập – Nghiên cứu điển hình 6
Các học phần tự chọn (chọn 3/6 tín chỉ) 3
18 SK.KH 517 Quản lý chất thải nguy hại 3
19 SK.KH 518 Đánh giá tác động sức khỏe và môi trường 3
D. LUẬN VĂN 12
TỔNG TÍN CHỈ 63
  1. Thời gian xét tuyển
  • Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 20/07/2022
  • Lịch xét tuyển: Thông báo sau
  1. Địa điểm thu nhận hồ sơ
  • Viện Đào tạo và Nâng cao thành phố Hồ Chí Minh:

Số 2 Mai Thị Lựu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT liên hệ: 028.3910.2928 (Thầy Đạt)

Email: info@vienifp.edu.vn

  • Trường Đại học Khoa học Huế:

Số 77 Nguyễn Huệ, Tp. Huế

ĐT: 0234.383.7380

Email: saudaihoc@husc.edu.vn